• Latest
  • Trending
nhà kinh tế học là gì

Nhà kinh tế học là ai? Công việc và vai trò của nhà kinh tế học là gì?

Tháng Mười 20, 2019
chỉ số tự do kinh tế

Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom): Bảng xếp hạng tự do kinh tế toàn cầu

Tháng Bảy 1, 2020
Bitcoin là gì

Bitcoin là gì? Bitcoin được tạo ra như thế nào?

Tháng Hai 24, 2020
Lý do xin nghỉ phép

5 lý do xin nghỉ phép thuyết phục sếp nhất

Tháng Hai 24, 2020
thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là gì? Vai trò của thị trường chứng khoán

Tháng Mười Hai 26, 2019
Chứng khoán là gì

Chứng khoán là gì ? Phân biệt các loại chứng khoán

Tháng Mười Hai 17, 2019
Liệu quảng cáo có làm lãng phí tài nguyên kinh tế?

Liệu quảng cáo có làm lãng phí tài nguyên kinh tế?

Tháng Mười Một 25, 2019
Định luật say

Định luật Say (Say’s Law): Có cung ắt có cầu

Tháng Mười 20, 2019
Lạm phát, thất nghiệp và đường cong Phillips

Lạm phát, thất nghiệp và đường cong Phillips

Tháng Mười 20, 2019
Ngụy biện Cửa sổ vỡ

Thuyết ngụy biện Cửa sổ vỡ (Broken Window Fallacy)

Tháng Mười 20, 2019
Subscription
Thứ Năm, Tháng Hai 2, 2023
Retail
Advertisement
  • Home
  • Kinh tế
  • Chứng khoán
    • Cổ phiếu
    • Trái phiếu
  • Bất động sản
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Thuật ngữ
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Kinh Tế
No Result
View All Result

Nhà kinh tế học là ai? Công việc và vai trò của nhà kinh tế học là gì?

by admin
Tháng Mười 20, 2019
in Kinh tế
0
nhà kinh tế học là gì

nhà kinh tế học là gì

Một chuyên gia kinh tế hay nhà kinh tế học là một người chuyên nghiên cứu về sản lượng, sự phân phối của các nguồn tài nguyên, hàng hóa và dịch vụ. Trong giới học viện, nhà kinh tế học được xem là một người có học vị Tiến sĩ kinh tế chính trị, giảng dạy môn khoa học kinh tế, và xuất bản sách, tài liệu trong lĩnh vực kinh tế học. Những nhà kinh tế học có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại có thể kể đến như: Adam Smith, Milton Friedman, John Forbes Nash, John Maynard Keynes,…

Nhà kinh tế học cần phải có những kỹ năng gì?

Kỹ năng cơ bản cần có của một nhà kinh tế học là theo dõi các số liệu và dự báo những gì có thể xảy ra với nền kinh tế bằng việc phân tích và diễn giải các dữ liệu và xu hướng kinh tế. Từ đó, họ có thể công bố các số liệu chính xác về tình trạng kinh tế, ví dụ như sự thay đổi giá cả và tỷ lệ thất nghiệp.

Các nhà kinh tế học nghiên cứu những gì?

Họ nghiên cứu về cách xã hội sử dụng các nguồn tài nguyên như nguyên liệu thô (dầu mỏ, sắt, gỗ,…), đất đai, máy móc, nhân công,… trong sản xuất; thực hiện phân tích sản lượng, năng suất, phân phối và tiêu thụ của các loại hàng hóa và dịch vụ. Ngoài ra, một vai trò rất quan trọng của nhà kinh tế học là phải liên tục quan sát những sự thay đổi trong dữ liệu có thể làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, dù đó chỉ là một sự thay đổi rất nhỏ.

Các nhà kinh tế thực hiện nghiên cứu như thế nào?

Trong nghiên cứu kinh tế có rất nhiều phương pháp, chẳng hạn như: áp dụng các mô hình toán học và thống kê, sử dụng các học thuyết kinh tế, thực hiện nghiên cứu thực tiễn,… Nhưng để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu, các nhà kinh tế học cần phải có kỹ năng nắm bắt thông tin nhạy bén và kiến thức rất sâu về các phương pháp nghiên cứu khoa học và thống kê.

Các nhà kinh tế thường làm trong lĩnh vực gì?

Các nhà kinh tế học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, nông nghiệp, tài chính, thương mại quốc tế, kinh doanh, nghiên cứu thị trường, truyền thông đại chúng, hàng tiêu dùng,… Bên cạnh đó, công việc của nhà kinh tế học sẽ bao gồm việc nhận định những biến cố thị trường nhất định và tác động của nó lên một nền kinh tế cụ thể, diễn giải các số liệu tài chính phức tạp, sử dụng dữ liệu kinh tế tìm được để dự báo những thay đổi của đối tượng nghiên cứu, viết những báo cáo mang tính kỹ thuật và phi kỹ thuật về các dự báo và xu hướng kinh tế, hiểu và vận dụng các kỹ thuật lấy và xử lý mẫu trong nghiên cứu,…

Mẫu tin tuyển dụng cho một chuyên viên kinh tế

Công việc của một nhà kinh tế học rất đa dạng, họ có thể làm việc tại rất nhiều vị trí trong xã hội. Sau đây là một mẫu tin tuyển dụng cho vị trí Nghiên cứu viên kinh tế vi mô và vĩ mô tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR). Lưu ý, đây là một mẫu tin tham khảo cho một vị trí cụ thể, không phải đại diện chung cho những công việc của một nhà kinh tế học.

NGHIÊN CỨU VIÊN KINH TẾ VI MÔ & VĨ MÔ (Mã: JRE.17.ECO)*

YÊU CẦU CHUNG:
  • Có bằng cử nhân khối ngành kinh tế của các trường Đại học trong hoặc ngoài nước;
  • Có nền tảng tốt về kinh tế học, kinh tế lượng, toán học, và các môn khoa học xã hội;
  • Có nền tảng tốt về xác suất thống kê và kỹ năng xử lý số liệu;
  • Thành thạo các phần mềm văn phòng như MS Word, Excel, Powerpoint và các phần mềm thống kê như STATA, SPSS, EVIEW;
  • Trình độ tiếng Anh tốt (nghe, nói, đọc, viết);
  • Trung thực, cẩn thận, trách nhiệm, chủ động trong công việc;
  • Có sức khỏe tốt; có thể đi công tác khi được phân công;
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng điều phối, tổ chức công việc tốt là một lợi thế;
  • Có kinh nghiệm nghiên cứu là một lợi thế;
  • Có hiểu biết cơ bản và kỹ năng hành xử trong môi trường văn hóa quốc tế.
YÊU CẦU CỤ THỂ VÀ MÔ TẢ CÔNG VIỆC

SỐ LƯỢNG: 01 nghiên cứu viên mảng kinh tế vĩ mô và 01 nghiên cứu viên mảng kinh tế vi mô.

Nghiên cứu viên mảng kinh tế vĩ mô (Mã JRE.17.ECO.MA):

  • Thu thập, cập nhật, xử lý và quản lý số liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam và thế giới.
  • Tham gia vào các dự án nghiên cứu liên quan đến địa phương hoặc quốc gia.
  • Hỗ trợ phân tích số liệu, xây dựng và xử lý mô hình kinh tế lượng cho các dự án liên quan.
  • Tham gia hỗ trợ xây dựng các Báo cáo kinh tế vĩ mô quý, năm; các bài thảo luận chính sách.
  • Thực hiện các công việc đột xuất khác theo yêu cầu của Ban lãnh đạo Viện.

Nghiên cứu viên mảng kinh tế vi mô (Mã JRE.17.ECO.MI):

  • Thực hiện nghiên cứu và quản lý các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp, hộ gia đình, phát triển ngành kinh tế, chính sách kinh tế ngành.
  • Phân tích các bộ dữ liệu vi mô cơ bản (VHLSS, Điều tra doanh nghiệp, v.v…)
  • Phân tích chính sách kinh tế ngành, cấu trúc và hành vi của các thành phần khác nhau trong thị trường.
  • Tham gia các hoạt động thực địa, khảo sát vi mô, phân tích số liệu, viết báo cáo sau khảo sát.
  • Thực hiện các công việc đột xuất khác theo yêu cầu của Ban lãnh đạo Viện.
QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG
  • Sau thời gian học việc hoặc thử việc (nếu có), ký hợp đồng lao động dài hạn nếu được chấp nhận.
  • Thu nhập tương xứng với khả năng và mức độ hoàn thành công việc
  • Cơ hội việc làm ổn định trong một môi trường học thuật chuyên nghiệp, năng động, tích cực
  • Làm việc theo giờ hành chính, nghỉ Thứ 7 & CN, đi công tác được hưởng công tác phí theo quy chế của Viện và nghỉ bù (nhân hệ số) nếu phải làm việc đột xuất vào ngày lễ, ngày nghỉ.
  • Hưởng đầy đủ các chế độ theo luật lao động hiện hành (bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, v.v…) và các chính sách đãi ngộ tốt: nghỉ hè, khám sức khỏe định – kỳ toàn diện, đào tạo nâng cao nghiệp vụ hàng năm, v.v…
  • VEPR khuyến khích và hỗ trợ nhân viên đi học nước ngoài bất cứ khi nào có thể.

MỨC LƯƠNG: thỏa thuận, cạnh tranh.

HỒ SƠ GỒM:
  • CV bằng tiếng Việt hoặc Tiếng Anh (kèm ảnh);
  • Đơn xin việc Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh;
  • Bản scan các văn bằng, chứng chỉ mà ứng viên cho là phù hợp.

*Đây là mẫu tin tuyển dụng từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

ShareTweetPin

Related Posts

chỉ số tự do kinh tế

Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom): Bảng xếp hạng tự do kinh tế toàn cầu

Tháng Bảy 1, 2020
Bitcoin là gì

Bitcoin là gì? Bitcoin được tạo ra như thế nào?

Tháng Hai 24, 2020
Lý do xin nghỉ phép

5 lý do xin nghỉ phép thuyết phục sếp nhất

Tháng Hai 24, 2020
Liệu quảng cáo có làm lãng phí tài nguyên kinh tế?

Liệu quảng cáo có làm lãng phí tài nguyên kinh tế?

Tháng Mười Một 25, 2019
Định luật say

Định luật Say (Say’s Law): Có cung ắt có cầu

Tháng Mười 20, 2019
Lạm phát, thất nghiệp và đường cong Phillips

Lạm phát, thất nghiệp và đường cong Phillips

Tháng Mười 20, 2019

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Search

No Result
View All Result

Recent News

chỉ số tự do kinh tế

Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom): Bảng xếp hạng tự do kinh tế toàn cầu

Tháng Bảy 1, 2020
Bitcoin là gì

Bitcoin là gì? Bitcoin được tạo ra như thế nào?

Tháng Hai 24, 2020
Lý do xin nghỉ phép

5 lý do xin nghỉ phép thuyết phục sếp nhất

Tháng Hai 24, 2020

Nghiên cứu Kinh tế là một dự án phi lợi nhuận được thành lập vào ngày 10/6/2017 và không thuộc sự quản lý của bất kỳ tổ chức nào. Chúng tôi xây dựng các bài viết dựa trên các nguyên tắc về tự do kinh tế và tự do chính trị. Quan điểm của trang là ủng hộ mô hình chính phủ giới hạn, các quyền tự do kinh doanh và tự do cá nhân. Thông qua các bài viết trên trang, chúng tôi hi vọng sẽ giúp độc giả Việt Nam hiểu đúng bản chất của tự do và tầm quan trọng của tự do đối với sự thịnh vượng của một quốc gia.

Recent News

  • Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom): Bảng xếp hạng tự do kinh tế toàn cầu
  • Bitcoin là gì? Bitcoin được tạo ra như thế nào?
  • 5 lý do xin nghỉ phép thuyết phục sếp nhất

Chuyên mục

  • Chứng khoán (2)
  • Kinh tế (8)
  • About
  • advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact Us

© 2021 nghiencuukinhte.org

No Result
View All Result
  • Home
  • Kinh tế
  • Chứng khoán
    • Cổ phiếu
    • Trái phiếu
  • Bất động sản
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Thuật ngữ

© 2021 nghiencuukinhte.org