Chứng khoán đang trở thành một trong lĩnh vực đầu tư đầy hứa hẹn tại Việt Nam. Việc nắm rõ những kiến thức về chứng khoán là điều hết sức quan trọng mà bất cứ nhà đầu tư nào mới bắt đầu tìm hiểu về đầu tư chứng khoán phải nắm rõ để đạt hiệu quả cao.
Chứng khoán là gì?
Chứng khoán (tiếng Anh: Securities) là tài sản tài chính chứng nhận quyền sở hữu trên cơ sở pháp lý của một cá nhân/tổ chức với một phần tài sản hay phần vốn của một công ty/tổ chức đã phát hành. Chứng khoán còn có ý nghĩa trong việc chia một phần lợi nhuận của đơn vị phát hành cho các tổ chức cá nhân tham gia vào quyền sở hữu chứng khóan.
Chứng khoán hình thành như thế nào
Việc trao đổi và chuyển nhượng các đơn vị sở hữu cổ phần của một công ty xuất hiện từ thế kỷ thứ XV ở các nước Châu Âu, khi nền kinh tế của châu Âu lúc này phát triển cực thực nhờ các cuộc cách mạng sản xuất, từ đó rất nhiều giới sản xuất và kinh doanh có nhu cầu trao đổi một phần chứng thực quyền sở hữu một phần mô hình kinh doanh sản xuất của các đơn vị sản xuất khác mà họ có niềm tin. Từ cột mốc đó trở đi chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động quản lí tài chính và lan tỏa ra khắp thế giới.
Phân biệt các loại chứng khoán
Cổ phiếu: (Stock)
Cổ phiếu là loại hình chứng khoán do các công ty Cổ phần phát hành cho các cổ đông. Cần nắm rõ khi bạn sở hữu cổ phiếu của một công ty không đồng nghĩa bạn nắm tài sản của công ty đó, chủ doanh nghiệp nắm toàn bộ 100% tài sản công ty. Khi các công ty bị phá sản, các chủ doanh nghiệp buộc phải thanh lí tài sản để chi trả lại cho cổ đông sở hữu cổ phần.
Các cổ phiếu trên thị trường Việt Nam : VIC(vingroup), VNM(Vinamilk), VJC(Vietjetair)…
Trái phiếu: (Bonds)
Là một loại chứng khoán xác định quyền và nghĩa vụ của công ty phát hành phải trả cho người sở hữu và nắm giữ trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền nhất định, với một khoản thời gian kỳ hạn cụ thể, và công ty phát hành buộc phải tất toán khoản vay dựa trên kỳ hạn thời gian
Các trái phiếu tại Việt Nam: trái phiếu chính phủ, trái phiếu
Chứng chỉ quỹ (Fund Stocks)
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán có chức năng xác nhận quyền sở hữu của những người tham gia vào đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ . Khác với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ thường mục đích chính nhằm mở quỹ để quỹ hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, ngoài ra các quyết định về danh mục đầu tư hoặc quyết định định hướng đầu tư do bên quản lí quỹ quản lí và vận hành, những nhà đầu tư không tác động được đến vấn đề này của chứng chỉ Quỹ.
Các chứng chỉ quỹ phổ biến tại Viêt Nam Chứng chỉ quỹ ETF, chứng chỉ quỹ Invesco Frontier Markets ETF (FRN),chứng chỉ quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM)…
Quyền mua cổ phiếu (Right)
Quyền mua cổ phiếu là một hình thức chứng khóan cổ phiếu, do các công ty phát hành cổ phiếu phát hành và thường gán them các điều kiện mua và sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư(ưu đãi cho nhà đầu tư cũ, ưu đãi cho cổ đông lớn, ưu đãi mua cổ phiếu giá tốt…)
Ví dụ: Một công ty A muốn phát hành thêm cổ phiếu bổ sung, chào bán trên thị trường với giá 50000vnđ. Các nhà đầu tư có quyền mua được 1 cổ phiếu với chi phí mua chỉ thấp hơn 10000 vnđ. Một số công ty có tỷ lệ quyền mua tùy thuộc vào số lượng cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ.
Chứng quyền (Warrants)
Chứng quyền là một dạng chứng khoán có sở hữu tài sản đảm bảo do các công ty dịch vụ chứng khoán trực tiếp đứng ra phát hành. Có hai loại chứng quyền đang phổ biến trên các thị trường chứng khoán toàn cầu, bao gồm chứng quyền mua – Call warrant và chứng quyền bán Put warrant.
- Chứng quyền mua – Call warrant: là loại chứng quyền dùng để mua chứng khoán, khi mà người sở hữu chứng quyền đó được phép mua chứng khoán cơ sở với mức giá mà họ thực hiện quyền hoặc nhận lấy một khoản tiền chênh lệch khi thị giá của chứng khoán cơ sở mà họ sở hữu cao hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện quyền.
- Chứng quyền bán – Put warrant: là loại chứng quyền dùng để bán chứng khoán, khi mà người sở hữu chứng quyền thực hiện quyền bán đi chứng khoán cơ sở của mình, với mức giá thực hiện hoặc với khoản tiền chênh lệch đượcu nhận, khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.
Ví dụ : Công ty Chứng khoáng FPTS phát hành chứng quyền cho cổ phiếu VNM, mã giao dịch là YYY. Giá 15.000 VNĐ/Chứng quyền. Tại ngày đáo hạn 10/12/2019, với 2 Chứng quyền thì được quyền mua 1 cổ phiếu VNM với giá 180.000 đồng. Tại thời điềm thanh toán thì FPTS sẽ thanh toán phần chênh lệch giữa giá thanh toán(giá đáo hạn) với giá thực hiện mua chứng quyền
Quyền chọn mua (call option) là một dạng hợp đồng trao đổi mua chứng khoán giữa đơn vị môi giới hoặc công ty dịch vụ chứng khoán và người mua chứng khoán, cho phép người mong muốn sở hữu/mua chứng khoán được quyền mua cổ phiếu mong muốn vào một thời điểm nào đó do người mua quyết định, ở tương lai trong giới hạn thời gian cho phép thỏa thuận.
Quyền chọn bán (put option): là một dạng hợp đồng trao đổi bán chứng khóa giữa các đơn vị môi giới hoặc công ty dịch vụ chứng khoán và người mong muốn bán chứng khoán cho phép người bán được quyền lựa chọn bán đi một số cổ phiếu nhất định nhất định nào mà nhà môi giới cho phép với thị giá định trước nào đó, vào một thời điểm do người bán quyết định trong tương lai
Ví dụ, một người muốn mua 500 cổ phiếu VNM với kỳ vọng rằng giá của cổ phiếu này sẽ tăng từ mức thị giá 180.000 đồng/cổ phiếu ở thời điểm hiện tại lên 210.000 đồng/cổ phiếu trong vòng hai tháng tới. Nếu nhà đầu tư mua luôn ngay tại thời điểm kỳ vọng, thì sẽ phải đối mặt với rủi ro giảm giá của cổ phiếu đó, giả sử xuống còn 90.000 đồng/cổ phiếu. Nếu rủi ro thực sự xảy ra, thị giá không như dự báo, nhà đầu tư sẽ bị thiệt hại 90.000 đồng × 500 cổ phiếu = 45.000.000 vnđ.
Để tránh rủi ro, nhà đầu tư mua một quyền chọn mua cổ phiếu VNM vào thời điểm đáo hạn hai tháng sau với phí mua quyền là 50.000 đồng/cổ phiếu và giá thực hiện là 180.000đ/CP. Đến thời điểm đáo hạn, nếu giá cổ phiếu VNM tăng lên như dự báo là 210.000đ/CP thì lợi nhuận thu được của nhà đầu tư sẽ là (180.000 đồng – 90.000 đồng) × 1.000 cổ phiếu = 35.000.000 đồng. Nếu giá cổ phiếu VNM giảm thì nhà đầu tư sẽ không thực hiện quyền mua của mình và chịu mất 25.000.000đ tiền phí khi ký hợp đồng mua quyền chọn. Đây là mức lỗ cao nhất nếu nhà đầu tư sử dụng công cụ quyền chọn trong đầu tư chứng khoán
Hợp đồng tương lai (futures contract) Là hợp đồng thỏa thuận mua bán chứng khoán với bên mua và bên bán về một giao dịch chứng khoáng sẽ diễn ra trong tương lai với mức giá được xác định trước mà hai bên cùng đồng ý xác nhận trong hợp đồng.
Các loại chứng khoán được tồn tại hợp pháp dưới hình thức quản lí là chứng chỉ bút toán ghi sổ hoặc là dữ liệu dạng điện tử
Giá trị của chứng khoán được tính như thế nào?
Giá trị của chứng khóa phụ thuộc vào giá trị nội tại của doanh nghiệp, giá trị do thị trường quyết định
Giá trị nội tại
Giá trị nội tại chứng khoán bao gồm các thông số khác nhau như: thương hiệu, truyền thông, bản quyền, sở hữu trí tuệ, tài sản của công ty, lực lượng lao động… và các thong số này cũng trực tiếp ảnh hưởng từ thị trường.
Ví dụ Quyền sở hữu trí tuệ theo thời gian được công chúng hóa dẫn đến doanh nghiệp không thực sự sở hữu quyền được khai thác kinh doanh vĩnh viễn, giá trị này thay đổi theo thời gian…
Giá trị thị trường
Giá trị thị trường của chứng khoán phụ thuộc vào nhu cầu và nguồn cung của chứng khoán.
Ví dụ các chứng khoán có lượng phát hành ít, khan hiếm lại là ngành kinh doanh có xu hướng tang trưởng tốt, dẫn đến nhu cầu sở hữu chứng khoán đó cao, khiến giá trị của chứng khoán đó tang
Hoặc các chứng khoán có số lượng phát hành nhiều, ngành nghề kinh doanh và tốc độ phát triển bão hòa dẫn đến các giá trị của chứng khoán thấp đi.
Ngoài ra việc định giá chứng khoán còn phụ thuộc và rất nhiều yếu tố tác động lên nội tại và từ khách quan vĩ mô, việc định giá chứng khoán có nhiều phương pháp khác nhau như :Định giá P/E, Định giá FCF, định giá DCF…