• Latest
  • Trending
chỉ số tự do kinh tế

Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom): Bảng xếp hạng tự do kinh tế toàn cầu

Tháng Bảy 1, 2020
Bitcoin là gì

Bitcoin là gì? Bitcoin được tạo ra như thế nào?

Tháng Hai 24, 2020
Lý do xin nghỉ phép

5 lý do xin nghỉ phép thuyết phục sếp nhất

Tháng Hai 24, 2020
thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là gì? Vai trò của thị trường chứng khoán

Tháng Mười Hai 26, 2019
Chứng khoán là gì

Chứng khoán là gì ? Phân biệt các loại chứng khoán

Tháng Mười Hai 17, 2019
Liệu quảng cáo có làm lãng phí tài nguyên kinh tế?

Liệu quảng cáo có làm lãng phí tài nguyên kinh tế?

Tháng Mười Một 25, 2019
Định luật say

Định luật Say (Say’s Law): Có cung ắt có cầu

Tháng Mười 20, 2019
nhà kinh tế học là gì

Nhà kinh tế học là ai? Công việc và vai trò của nhà kinh tế học là gì?

Tháng Mười 20, 2019
Lạm phát, thất nghiệp và đường cong Phillips

Lạm phát, thất nghiệp và đường cong Phillips

Tháng Mười 20, 2019
Ngụy biện Cửa sổ vỡ

Thuyết ngụy biện Cửa sổ vỡ (Broken Window Fallacy)

Tháng Mười 20, 2019
Subscription
Chủ Nhật, Tháng Ba 26, 2023
Retail
Advertisement
  • Home
  • Kinh tế
  • Chứng khoán
    • Cổ phiếu
    • Trái phiếu
  • Bất động sản
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Thuật ngữ
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Kinh Tế
No Result
View All Result

Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom): Bảng xếp hạng tự do kinh tế toàn cầu

by admin
Tháng Bảy 1, 2020
in Kinh tế
0
chỉ số tự do kinh tế

chỉ số tự do kinh tế

Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom) được công bố hàng năm kể từ năm 1995 bởi The Heritage Foundation và The Wall Street Journal để đo lường mức độ tự do kinh tế. Thông qua chỉ số tự do kinh tế và bảng xếp hạng tự do kinh tế toàn cầu, chúng ta có thể thấy được những khu vực thịnh vượng nhất là những khu vực có chỉ số tự do kinh tế cao nhất, như Hồng Kông hoặc Singapore; và những khu vực có chỉ số tự do kinh tế thấp nhất là những khu vực nghèo nhất, như Cuba, Triều Tiên và Venezuela.

Tự do kinh tế là gì?

Tự do kinh tế là quyền cơ bản của mỗi con người để kiểm soát sức lao động và tài sản của chính mình. Trong một xã hội tự do về kinh tế, các cá nhân tự do làm việc, sản xuất, tiêu dùng và đầu tư theo cách mà họ muốn. Trong các xã hội tự do về kinh tế, các chính phủ cho phép lao động, vốn và hàng hóa tự do lưu thông, và không có sự chèn ép hay giới hạn tự do ngoại trừ những giới hạn tối thiểu cần thiết để họ bảo vệ và duy trì sự tự do đó.

Phương pháp tính chỉ số tự do kinh tế

Chỉ số tự do kinh tế được tính dựa trên 12 thành phần tự do kinh tế, chia thành 4 nhóm: Nền pháp quyền, Quy mô Chính phủ, Hiệu quả Điều tiết, Thị trường Tự do. Dữ liệu cho nghiên cứu được thu thập từ các tổ chức uy tín như World Bank, IMF, Economist Intelligence Unit và Transparency International. Mỗi chỉ số tự do được đo theo thang điểm 100 (từ 0 – 100 điểm), với 0 là ít tự do nhất và 100 là tự do nhất. Điểm số 100 là báo hiệu của một môi trường tự do hay các chính sách có lợi nhất để dẫn đến tự do kinh tế

Nhóm 1: Nền pháp quyền (Rule of Law)

Quyền tư hữu (Property Rights)

Quyền tư hữu đánh giá mức độ tự do mà khung pháp lý của một quốc gia cho phép các cá nhân tư hữu tài sản, được đảm bảo bởi những quy định rõ ràng và được chính phủ thực thi một cách hiệu quả. Chỉ số được công bố dựa trên sự kết hợp giữa dữ liệu khảo sát và các đánh giá độc lập từ phía tổ chức The Heritage Foundation, qua đó cung cấp một thang đo định lượng về mức độ bảo vệ của luật pháp quốc gia cho quyền tư hữu tài sản của người dân, và hiệu lực của những luật pháp đó.

Điểm số quyền tư hữu được tính bằng số trung bình cộng (không đặt trọng số) của 5 yếu tố phụ, gồm:

  • Quyền tư hữu tài sản vật lý,
  • Quyền sở hữu trí tuệ,
  • Mức độ bảo vệ nhà đầu tư,
  • Nguy cơ bị tước đoạt tài sản,
  • Chất lượng quản lý đất đai.

Hiệu quả tư pháp (Judicial Effectiveness)

Để bảo vệ các quyền của công dân khỏi những hành vi bất hợp pháp của người khác cần thiết phải có những khung pháp lý hiệu quả. Hiệu quả tư pháp đòi hỏi các hệ thống tư pháp phải có tính hiệu quả và công bằng để đảm bảo luật pháp được tôn trọng một cách tuyệt đối.

Điểm số hiệu quả tư pháp được tính bằng số trung bình cộng (không đặt trọng số) của 3 yếu tố phụ, gồm:

  • Mức độ độc lập của bộ máy tư pháp,
  • Chất lượng của quá trình tư pháp,
  • Khả năng có được các quyết định tư pháp thuận lợi.

Chính phủ liêm chính (Government Integrity)

Tham nhũng làm xói mòn tự do kinh tế thông qua việc đem đến sự ép buộc và bất ổn vào các mối quan hệ kinh tế. Mối quan tâm lớn nhất ở đây chính là sự tham nhũng mang tính hệ thống của các cơ quan chính phủ làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định thông qua tham ô, hối lộ, mua chuộc, tống tiền, gia đình trị, sự thân hữu, nâng đỡ.

Điểm số chính phủ liêm chính được tính bằng số trung bình cộng (không đặt trọng số) của 6 yếu tố phụ, gồm:

  • Sự tín nhiệm của công chúng đối với các chính trị gia,
  • Thanh toán các khoản không theo quy tắc và hối lộ,
  • Sự minh bạch khi hoạch định chính sách của chính phủ,
  • Không tham nhũng,
  • Nhận thức về tham nhũng,
  • Tính minh bạch trong hoạt động chính phủ và trong công vụ.

Nhóm 2: Quy mô chính phủ (Government Size)

Gánh nặng thuế (Tax Burden)

gánh nặng thuế phản ánh mức thuế suất biên trên thu nhập cá nhân lẫn doanh nghiệp, và mức thuế chung (bao gồm các loại thuế gián thu và trực thu được áp bởi các cấp chính quyền) dưới dạng tỷ lệ phần trăm tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Điểm số gánh nặng thuế được tính dựa trên 3 yếu tố phụ, gồm:

  • Thuế suất biên cao nhất của cá nhân,
  • Thuế suất biên cao nhất của doanh nghiệp,
  • Tỷ lệ phần trăm gánh nặng thuế trên GDP.

Chi tiêu chính phủ (Government Size/Spending)

Chi tiêu chính phủ thể hiện mức độ chi tiêu của chính phủ tính theo phần trăm GDP, bao gồm việc tiêu thụ và điều động ngân sách. Thực tế, không có căn cứ nào để xác định mức chi tiêu tối ưu cho một chính phủ, mà nó sẽ tùy thuộc vào các yếu tố từ văn hóa, địa lý, thiên tai đến mức độ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong nhiều thời điểm, chi tiêu chính phủ trở thành gánh nặng không thể tránh khỏi dẫn đến lãng phí tài nguyên và đánh mất hiệu quả kinh tế. Chính phủ chi tiêu quá đà sẽ gây thâm hụt ngân sách kinh niên và tích tụ nợ công.

Việc tính điểm theo cách tính chi tiêu càng nhiều, điểm số càng thấp (với chi tiêu bằng 0 làm điểm chuẩn) sẽ không thực tế, vì một số quốc gia kém phát triển, đặc biệt là ở một số quốc gia mà năng lực của chính phủ yếu kém, có thể nhận được điểm số cao một cách giả tạo. Chất lượng dịch vụ công của các chính phủ này thường ít hoặc kém chất lượng, do đó, các quốc gia này sẽ có khả năng nhận điểm số thấp ở các yếu tố tự do kinh tế khác như quyền tư hữu, tự do tài chính, tự do đầu tư. Vì thế, chi tiêu chính phủ gần bằng 0 sẽ bị “phạt nhẹ”, chi tiêu quá 30% GDP thì điểm số sẽ giảm mạnh, và chi tiêu quá 58% GDP sẽ nhận điểm 0.

Tình hình tài khóa (Fiscal Health)

Bội chi ngân sách và nợ công gia tăng gây ra bởi việc quản lý ngân sách yếu kém của chính phủ sẽ làm xấu đi tình hình tài khóa của quốc gia, từ đó dẫn đến sự bất ổn về kinh tế và kinh tế vĩ mô.

Nợ là sự tích lũy của thâm hụt ngân sách theo thời gian. Về lý thuyết, việc huy động vốn cho chi tiêu công sẽ có những đóng góp tích cực cho việc đầu tư sản xuất và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nợ công gia tăng do thiếu hụt ngân sách kéo dài, đặc biệt là việc chi tiêu cho tiêu dùng chính phủ hay các khoản thanh toán, thường làm suy giảm tăng trưởng năng suất chung và khiến nền kinh tế trì trệ hơn là thúc đẩy phát triển.

Điểm số tình hình tài khóa được tính dựa trên 2 yếu tố phụ, gồm:

  • Tỷ lệ các khoản thâm hụt trung bình trên GDP (chiếm 80% điểm số),
  • Tỷ lệ nợ công trên GDP (chiếm 20% điểm số).

Nhóm 3: Hiệu quả Điều tiết (Regulatory Efficiency)

Tự do kinh doanh (Business Freedom)

Thành phần tự do kinh doanh đo lường mức độ mà các môi trường pháp lý và cơ sở hạ tầng làm hạn chế sự hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến việc thành lập, vận hành và giải thể doanh nghiệp.

Điểm số tự do kinh doanh được tính dựa trên 13 yếu tố phụ (không trọng số), gồm:

  • Thủ tục thành lập doanh nghiệp,
  • Thời gian để thành lập doanh nghiệp,
  • Chi phí thành lập doanh nghiệp,
  • Vốn tối thiểu thành lập doanh nghiệp,
  • Thủ tục xin giấy phép,
  • Thời gian xin giấy phép,
  • Chi phí xin giấy phép,
  • Thời gian để giải thể doanh nghiệp,
  • Chi phí giải thể doanh nghiệp,
  • Tỷ lệ thu hồi nợ (của các chủ nợ) khi giải thể doanh nghiệp,
  • Thủ tục tiếp cận với nguồn điện,
  • Thời gian để tiếp cận với nguồn điện,
  • Chi phí tiếp cận với nguồn điện.

Tự do lao động (Labor Freedom)

Thành phần tự do lao động xem xét các khía cạnh khác nhau của khung quy định và pháp lý trong thị trường lao động của một quốc gia, bao gồm các quy định về tiền lương tối thiểu, các luật ngăn chặn sa thải lao động, thủ tục thôi việc, các quy định ràng buộc về tuyển dụng, và giờ làm việc và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (nhằm thể hiện cơ hội việc làm trong thị trường lao động).

Điểm số tự do lao động được tính dựa trên 7 yếu tố phụ (không trọng số), gồm:

  • Tỷ lệ tiền lương tối thiểu trên giá trị gia tăng trung bình một công nhân,
  • Trở ngại khi thuê thêm nhân công,
  • Giờ lao động cứng nhắc,
  • Khó khăn trong việc sa thải nhân sự dư thừa,
  • Thời gian thông báo nghỉ việc bắt buộc (về mặt pháp lý),
  • Trợ cấp thôi việc bắt buộc (về mặt pháp lý),
  • Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động.

Tự do tiền tệ (Monetary Freedom)

Đánh giá mức độ can thiệp vi mô của chính phủ nhằm kiểm soát giá cả và lạm phát.

Điểm số tự do tiền tệ được tính dựa trên 2 yếu tố phụ, gồm:

  • Bình quân gia quyền của tỷ lệ lạm phát trong 3 thập niên gần nhất,
  • Những kiểm soát về giá cả.

Nhóm 4: Thị trường Tự do (Open Markets)

Tự do thương mại (Trade Freedom)

Tự do thương mại đo lường mức độ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan ảnh hưởng đến việc xuất – nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Điểm số tự do thương mại được tính dựa trên 2 yếu tố phụ, gồm:

  • Tỷ lệ thuế nhập khẩu bình quân theo lưu lượng thương mại,
  • Các hàng rào phi thuế quan.

Tự do đầu tư (Investment Freedom)

Một quốc gia tự do về kinh tế sẽ không có những hạn chế đối với dòng vốn đầu tư. Các cá nhân và doanh nghiệp được phép tự do lưu thông các nguồn tài nguyên trong những hoạt động cụ thể, bất kể phạm vi trong và ngoài lãnh thổ quốc gia, mà không có bất cứ sự hạn chế nào.

Tuy nhiên, trong thực tế, hầu hết các quốc gia đều có những hạn chế về đầu tư khác nhau: một số thì ban hành các quy định về đầu tư trong và ngoài nước; một số thì giới hạn hoạt động ngoại hối; một số thì hạn chế việc thanh toán, chuyển khoản và giao dịch vốn; thậm chí, một số quốc gia còn ban hành lệnh cấm đầu tư nước ngoài ở một số ngành công nghiệp nhất định.

Từ điểm số lý tưởng 100, các quốc gia sẽ bị trừ dần điểm số tự do đầu tư nếu:

  • Có những hạn chế trong nguyên tắc đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài,
  • Hạn chế trong quy định đầu tư nước ngoài,
  • Hạn chế quyền sở hữu đất,
  • Hạn chế đầu tư theo ngành,
  • Sung công các tài sản đầu tư mà không đền bù thỏa đáng,
  • Kiểm soát ngoại hối,
  • Kiểm soát vốn.

Tự do tài chính (Financial Freedom)

Tự do tài chính là một chỉ báo về hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như là một thước đo sự độc lập khỏi việc kiểm soát và can thiệp của chính phủ trong lĩnh vực tài chính. Việc xuất hiện sở hữu Nhà nước trong ngân hàng và các tổ chức tài chính khác sẽ làm giảm sự cạnh tranh và thường làm giảm mức độ tiếp cận với tín dụng.

Trong một môi trường ngân hàng và tài chính lý tưởng mà mức độ can thiệp chính phủ là tối thiểu, việc giám sát ngân hàng trung ương và quy định đối với các tổ chức tài chính chỉ dừng lại ở việc thực thi các nghĩa vụ hợp đồng và ngăn chặn vấn đề gian lận. Tín dụng được phân phối theo điều kiện thị trường và chính phủ không sở hữu các tổ chức tài chính. Các tổ chức tài chính cung cấp các loại dịch vụ tài chính khác nhau cho các cá nhân và công ty. Các ngân hàng được tự do kéo dài thời hạn tín dụng, chấp nhận tiền gửi, thực hiện các hoạt động thanh toán bằng ngoại tệ. Các tổ chức tài chính nước ngoài có thể hoạt động tự do và được đối xử công bằng như các tổ chức trong nước.

Từ điểm số lý tưởng 100, các quốc gia sẽ bị trừ dần điểm số tự do tài chính nếu:

  • Mức độ quy định chính phủ trong dịch vụ tài chính cao,
  • Mức độ can thiệp của chính phủ vào ngân hàng và các công ty tài chính cao thông qua sở hữu trực tiếp và gián tiếp,
  • Mức độ ảnh hưởng của chính phủ lên việc phân bổ tín dụng cao,
  • Mức độ phát triển của thị trường vốn và thị trường tài chính thấp,
  • Giới hạn cạnh tranh với nước ngoài.

Bảng xếp hạng tự do kinh tế toàn cầu năm 2018

HẠNG QUỐC GIA CHỈ SỐ TỰ DO SO VỚI NĂM TRƯỚC
1 Hồng Kông 90.2 +0.4
2 Singapore 88.8 +0.2
3 New Zealand 84.2 +0.5
4 Thụy Sĩ 81.7 +0.2
5 Úc 80.9 -0.1
6 Ireland 80.4 +3.7
7 Estonia 78.8 -0.3
8 Anh Quốc 78.0 +1.6
9 Canada 77.7 -0.8
10 Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất 77.6 +0.7
11 Iceland 77.0 +2.6
12 Đan Mạch 76.6 +1.5
13 Đài Loan 76.6 +0.1
14 Luxembourg 76.4 +0.5
15 Thụy Điển 76.3 +1.4
16 Georgia 76.2 +0.2
17 Hà Lan 76.2 +0.4
18 Hoa Kỳ 75.7 +0.6
19 Lithuania 75.3 -0.5
20 Chile 75.2 -1.3
21 Mauritius 75.1 +0.4
22 Malaysia 74.5 +0.7
23 Na Uy 74.3 +0.3
24 Cộng hòa Séc 74.2 +0.9
25 Đức 74.2 +0.4
26 Phần Lan 74.1 +0.1
27 Hàn Quốc 73.8 -0.5
28 Latvia 73.6 -1.2
29 Qatar 72.6 -0.5
30 Nhật Bản 72.3 +2.7
31 Israel 72.2 +2.5
32 Áo 71.8 -0.5
33 Macedonia 71.3 +0.6
34 Macau 70.9 +0.2
35 Botswana 69.9 -0.2
36 Vanuatu 69.5 +2.1
37 Romania 69.4 -0.3
38 Uruguay 69.2 -0.5
39 Rwanda 69.1 +1.5
40 Jamaica 69.1 -0.4
41 Kazakhstan 69.1 +0.1
42 Colombia 68.9 -0.8
43 Peru 68.7 -0.2
44 Armenia 68.7 -1.6
45 Ba Lan 68.5 +0.2
46 Malta 68.5 +0.8
47 Bulgaria 68.3 +0.4
48 Cyprus 67.8 -0.1
49 Saint Vincent và Grenadines 67.7 +2.5
50 Bahrain 67.7 -0.8
51 Saint Lucia 67.6 +2.6
52 Bỉ 67.5 -0.3
53 Thái Lan 67.1 +0.9
54 Panama 67.0 +0.7
55 Hungary 66.7 +0.9
56 Kosovo 66.6 -1.3
57 Costa Rica 65.6 +0.6
58 Thổ Nhĩ Kỳ 65.4 +0.2
59 Slovakia 65.3 -0.4
60 Tây Ban Nha 65.1 +1.5
61 Philippines 65.0 -0.6
62 Jordan 64.9 -1.8
63 Mexico 64.8 +1.2
64 Slovenia 64.8 +5.6
65 Albania 64.5 +0.1
66 Dominica 64.5 +0.8
67 Azerbaijan 64.3 +0.7
68 Montenegro 64.3 +2.3
69 Indonesia 64.2 +2.3
70 Vương quốc Brunei 64.2 -5.6
71 Pháp 63.9 +0.6
72 Bồ Đào Nha 63.4 +0.8
73 Guatemala 63.4 +0.4
74 Bahamas 63.3 +2.2
75 El Salvador 63.2 -0.9
76 Tonga 63.1 +0.1
77 Nam Phi 63.0 +0.7
78 Cộng hòa Kyrgyz 62.8 +1.7
79 Ý 62.5 0
80 Serbia 62.5 +3.6
81 Kuwait 62.2 -2.9
82 Paraguay 62.1 -0.3
83 Uganda 62.0 +1.1
84 Fiji 62.0 -1.4
85 Côte d’Ivoire 62.0 -1.0
86 Morocco 61.9 +0.4
87 Bhutan 61.8 +3.4
88 Seychelles 61.6 -0.2
89 Cộng hòa Dominica 61.6 -1.3
90 Samoa 61.5 +3.1
91 Bosnia và Herzegovina 61.4 +1.2
92 Croatia 61.0 +1.6
93 Oman 61.0 -1.1
94 Honduras 60.6 +1.8
95 Burkina Faso 60.0 +0.4
96 Cabo Verde 60.0 +3.1
97 Tanzania 59.9 +1.3
98 Ả Rập Saudi 59.6 -4.8
99 Tunisia 58.9 +3.2
100 Nicaragua 58.9 -0.3
101 Campuchia 58.7 -0.8
102 Guyana 58.7 +0.2
103 Namibia 58.5 -4.0
104 Nigeria 58.5 +1.4
105 Moldova 58.4 +0.4
106 Tajikistan 58.3 +0.1
107 Nga 58.2 +1.1
108 Belarus 58.1 -0.5
109 Gabon 58.0 -0.6
110 Trung Quốc 57.8 +0.4
111 Sri Lanka 57.8 +0.4
112 Trinidad và Tobago 57.7 -3.5
113 Mali 57.6 -1.0
114 Quần đảo Solomon 57.5 +2.5
115 Hy Lạp 57.3 +2.3
116 Belize 57.1 -1.5
117 Barbados 57.0 +2.5
118 Guinea-Bissau 56.9 +0.8
119 Madagascar 56.8 -0.6
120 Benin 56.7 -2.5
121 Comoros 56.2 +0.4
122 Ghana 56.0 -0.2
123 Swaziland 55.9 -5.2
124 Haiti 55.8 +6.2
125 Mongolia 55.7 +0.9
126 Senegal 55.7 -0.2
127 Papua New Guinea 55.7 +4.8
128 Bangladesh 55.1 +0.1
129 Kenya 54.7 +1.2
130 Ấn Độ 54.5 +1.9
131 Pakistan 54.4 +1.6
132 Zambia 54.3 -1.5
133 Nepal 54.1 -1.0
134 Mauritania 54.0 -0.4
135 Burma 53.9 +1.4
136 Lesotho 53.9 0
137 São Tomé và Príncipe 53.6 -1.8
138 Lào 53.6 -0.4
139 Ai Cập 53.4 +0.8
140 Lebanon 53.2 -0.1
141 Việt Nam 53.1 +0.7
142 Ethiopia 52.8 +0.1
143 Micronesia 52.3 -1.8
144 Argentina 52.3 +1.9
145 Gambia 52.3 -1.1
146 Guinea 52.2 +4.6
147 Cộng hòa Dân chủ Congo 52.1 -4.3
148 Malawi 52.0 -0.2
149 Cameroon 51.9 +0.1
150 Ukraine 51.9 +3.8
151 Sierra Leone 51.8 -0.8
152 Uzbekistan 51.5 -0.8
153 Brazil 51.4 -1.5
154 Afghanistan 51.3 +2.4
155 Maldives 51.1 +0.8
156 Iran 50.9 +0.4
157 Burundi 50.9 -2.3
158 Liberia 50.9 +1.8
159 Kiribati 50.8 -0.1
160 Niger 49.5 -1.3
161 Sudan 49.4 +0.6
162 Chad 49.3 +0.3
163 Cộng hòa Trung Phi 49.2 -2.6
164 Angola 48.6 +0.1
165 Ecuador 48.5 -0.8
166 Suriname 48.1 +0.1
167 Đông Timor 48.1 +1.8
168 Togo 47.8 -5.4
169 Turkmenistan 47.1 -0.3
170 Mozambique 46.3 -3.6
171 Djibouti 45.1 -1.6
172 Algeria 44.7 -1.8
173 Bolivia 44.1 -3.6
174 Zimbabwe 44.0 0
175 Equatorial Guinea 42.0 -3.0
176 Eritrea 41.7 -0.5
177 Cộng hòa Congo 38.9 -1.1
178 Cuba 31.9 -2.0
179 Venezuela 25.2 -1.8
180 Triều Tiên 5.8 +0.9
– Iraq – –
– Libya – –
– Liechtenstein – –
– Somalia – –
– Syria – –
– Yemen – –

Ghi chú:

  • 100-80: Tự do.
  • 79.9-70: Gần tự do.
  • 69.9-60: Tự do trung bình.
  • 59.9-50: Gần mất tự do.
  • 49.9-40: Bị đàn áp.
  • “–“: Không có dữ liệu.
Share100TweetPin

Related Posts

Bitcoin là gì

Bitcoin là gì? Bitcoin được tạo ra như thế nào?

Tháng Hai 24, 2020
Lý do xin nghỉ phép

5 lý do xin nghỉ phép thuyết phục sếp nhất

Tháng Hai 24, 2020
Liệu quảng cáo có làm lãng phí tài nguyên kinh tế?

Liệu quảng cáo có làm lãng phí tài nguyên kinh tế?

Tháng Mười Một 25, 2019
Định luật say

Định luật Say (Say’s Law): Có cung ắt có cầu

Tháng Mười 20, 2019
nhà kinh tế học là gì

Nhà kinh tế học là ai? Công việc và vai trò của nhà kinh tế học là gì?

Tháng Mười 20, 2019
Lạm phát, thất nghiệp và đường cong Phillips

Lạm phát, thất nghiệp và đường cong Phillips

Tháng Mười 20, 2019

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Search

No Result
View All Result

Recent News

chỉ số tự do kinh tế

Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom): Bảng xếp hạng tự do kinh tế toàn cầu

Tháng Bảy 1, 2020
Bitcoin là gì

Bitcoin là gì? Bitcoin được tạo ra như thế nào?

Tháng Hai 24, 2020
Lý do xin nghỉ phép

5 lý do xin nghỉ phép thuyết phục sếp nhất

Tháng Hai 24, 2020

Nghiên cứu Kinh tế là một dự án phi lợi nhuận được thành lập vào ngày 10/6/2017 và không thuộc sự quản lý của bất kỳ tổ chức nào. Chúng tôi xây dựng các bài viết dựa trên các nguyên tắc về tự do kinh tế và tự do chính trị. Quan điểm của trang là ủng hộ mô hình chính phủ giới hạn, các quyền tự do kinh doanh và tự do cá nhân. Thông qua các bài viết trên trang, chúng tôi hi vọng sẽ giúp độc giả Việt Nam hiểu đúng bản chất của tự do và tầm quan trọng của tự do đối với sự thịnh vượng của một quốc gia.

Recent News

  • Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom): Bảng xếp hạng tự do kinh tế toàn cầu
  • Bitcoin là gì? Bitcoin được tạo ra như thế nào?
  • 5 lý do xin nghỉ phép thuyết phục sếp nhất

Chuyên mục

  • Chứng khoán (2)
  • Kinh tế (8)
  • About
  • advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact Us

© 2021 nghiencuukinhte.org

No Result
View All Result
  • Home
  • Kinh tế
  • Chứng khoán
    • Cổ phiếu
    • Trái phiếu
  • Bất động sản
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Thuật ngữ

© 2021 nghiencuukinhte.org